Văn hóa Nikolai_I_của_Nga

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia ở Nga đã thúc đẩy cuộc tranh luận về vị thế của Nga trên thế giới, ý nghĩa của lịch sử Nga và tương lai của nước Nga. Một nhóm những học giả phương Tây tin rằng, Nga vẫn lạc hậu và thô sơ và chỉ có thể tiến triển văn hóa thông qua quá trình Âu hoá. Một nhóm của các học giả người Slavs luôn nhiệt tình ủng hộ dân tộc Slavs về văn hóa và phong tục của họ, và họ đã có một sự nản lòng với người phương Tây và văn hóa và phong tục của họ.

Các học giả Slavs tin rằng triết học Slavic như là một nguồn của sự toàn vẹn ở văn hóa Nga và đã hoài nghi về chủ nghĩa duy lý phương Tây và chủ nghĩa duy vật. Một số người tin rằng công xã nông thôn ở Nga - gọi theo tiếng Nga là Mir, sẽ là phương án tốt để thay thế cho hình thức chủ nghĩa tư bản phương Tây và giúp Nga trở thành vị cứu tinh cho một xã hội hiện đang tiềm ẩn, một vị cứu tinh áp dụng chủ nghĩa cứu thế để thay đổi xã hội. Tuy nhiên, bộ giáo dục có một chính sách đóng các khoa triết học vì những tác động có hại có thể xảy ra[10].

Sau cuộc nổi dậy Tháng Chạp 1825, nhà vua đã tìm cách duy trì hiện trạng xã hội Nga bằng biện pháp giáo dục. Ông ta chế nhạo trí thức phương Tây, gọi họ là những người có "kiến thức giả".  Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia, Sergei Uvarov, lặng lẽ tìm cách nâng cao việc tư do học thuật, nâng cao các tiêu chuẩn học tập, cải tiến cơ sở và mở ra nền giáo dục bậc cao cho tầng lớp trung lưu. Cho đến năm 1848, do tình hình phương Tây bị khuynh đảo do ảnh hưởng của cách mạng tư sản năm 1848 diễn ra ở khắp các nước châu Âu, khởi nghĩa ở trong nước thì Sa hoàng vội chấm dứt những cải cách giáo dục của Uvarov. Theo lệnh của Hoàng đế, các trường học đều bị giám sát chặt chẽ, đặc biệt ở ở khoa triết học của các trường đại học luôn tiềm ẩn các tư tưởng tự do. Nhiệm vụ chính của các khoa triết học này là huấn luyện một bộ máy quan liêu cấp cao trung thành, mạnh mẽ và nam tính, tránh được sự nhút nhát của công việc văn phòng[11][12].

Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở St. Petersburg đã trở nên quan trọng do có sự tham gia nhiệt tình của nhiều nghệ sĩ và được sự bảo trợ của nhà nước. Nhưng Nikolai I đã quyết định kiểm soát mọi hoạt động của Học viện này. Ông ta tuyên bố hủy bỏ việc trao giải xếp hạng cho các nghệ sĩ, thậm chí còn khiển trách và làm nhục những nghệ sĩ mà nội dung của các tác phẩm của họ khiến ông ta phiền toái. Kết quả của những việc làm trên của Sa hoàng là lĩnh vực nghệ thuật ở Nga không phát triển, sự sợ hãi và mất an ninh giữa các thành viên trong cộng đồng nghệ thuật với chính quyền ngày càng tăng[13].

Mặc dù bị chính quyền phản động của Nikolai kìm hãm, nhưng văn học và nghệ thuật vẫn phát triển. Thông qua các tác phẩm của Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Nikolai Vasilyevich Gogol, Ivan Sergeyevich Turgenev và nhiều tác phẩm khác, văn học Nga đã đạt được tầm cỡ quốc tế và công nhận. Ballet bắt nguồn từ Nga sau khi nhập khẩu từ Pháp, và âm nhạc cổ điển đã được thiết lập vững chắc với các tác phẩm của Mikhail Ivanovich Glinka (1804-1857).

Bộ trưởng Tài chính Nga Georg von Cancrin (1823–1844) đã thuyết phục hoàng đế về những lợi ích khi mời nhà khoa học Phổ Alexander von Humboldt đến Nga điều tra những vùng có thể tìm thấy và sản xuất tài nguyên khoáng sản. Chính phủ Nga đã trả chi phí của Humboldt cho cuộc thám hiểm kéo dài tám tháng qua Nga vào năm 1829, kết quả là kim cương tìm thấy ở vùng núi Ural. Humboldt xuất bản nhiều tập về cuộc thám hiểm của Nga, ông đã cống hiến cho Sa hoàng mặc dù ông ngày càng không tán thành chính sách của nhà vua.